Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Các tiêu chuẩn thiết kế bê tông thủy công nên biết

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với bê tông thủy công (loại bê tông nặng thông thường, không bao gồm bê tông đầm cán), dùng để xây dựng những công trình thủy lợi, hoặc những bộ phận của các công trình đó nằm thường xuyên, hoặc không thường xuyên trong nước.

Bê tông thủy công là một loại hỗn hợp bê tông đã đông cứng. 

>>>> Tìm hiểu ngay: Bê Tông Thủy Công Là Gì? Các Khái Niệm Liên Quan

I) Phân Loại Bê Tông Thủy Công

1. Theo hình khối của kết cấu bê tông thủy công

  •  Bê tông khối lớn là khối bê tông có kích thước lớn đến mức khi thi công nó người ta phải quan tâm đến vấn đề nhiệt, tránh hiện tượng nứt do nhiệt;
  •  Bê tông khối không lớn.

2. Theo vị trí của bê tông thủy công so với mực nước

  •  Bê tông thường xuyên nằm trong nước;
  •  Bê tông ở vùng mực nước thay đổi (khô ẩm liên tiếp);
  •  Bê tông ở trên khô (nằm trên vùng mực nước thay đổi);
  •  Bê tông của các kết cấu công trình thủy nằm ở trong đất dưới mực nước ngầm được coi là bê tông thường xuyên nằm dưới nước. Bê tông của các kết cấu công trình thủy nằm ở trong đất có mực nước ngầm thay đổi và bê tông định kỳ có nước tràn qua được coi như bê tông nằm ở vùng có mực nước thay đổi.

3. Theo tình trạng chịu áp lực nước của bê tông thủy công

  •  Bê tông chịu áp lực nước;
  •  Bê tông không chịu áp lực nước.

4. Theo vị trí của bê tông trong công trình bê tông khối lớn

  •  Bê tông mặt ngoài;
  •  Bê tông ở bên trong.

II) Yêu Cầu Về Tiêu Chuẩn Bê Tông Thủy Công

1. Yêu cầu về cường độ

  • Cường độ nén được xác định trên mẫu chuẩn hình lập phương có kích thước 150x150x150 mm được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn, tính bằng MPa (N/mm2) hoặc daN/cm2 (kG/cm2).
  • Khi dùng mẫu có kích thước khác mẫu chuẩn, kết quả thử phải nhân với hệ số chuyển đổi a như bảng sau:

                Hệ số chuyển đổi a

tiêu chuẩn bê tông

Mác bê tông được xác định theo cường độ nén ở tuổi 28 ngày tính bằng megapascal. Đối với kết cấu công trình bê tông chịu lực ở tuổi dài ngày hơn, có thể xác định mác ở các tuổi 60, 90, 180 ngày…, tùy theo yêu cầu của cơ quan thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được ghi trên bản vẽ thi công hoặc trong quy định kỹ thuật của dự án.

Mác bê tông thủy công được quy định như sau: M10, M15, M20, M25, M30, M35, M40, M45 v.v… và sau mác có thể ghi thêm tuổi xác định mác để trong ngoặc đơn, ví dụ M20 (28).

2. Yêu cầu độ bền của bê tông thủy công khi tiếp xúc với nước

  • Bê tông ở dưới nước, bê tông ở vùng mực nước thay đổi, cũng như bê tông ở dưới đất chịu tác dụng của nước ngầm phải có tính bền, chống được tác dụng ăn mòn của môi trường nước xung quanh.
  • Đối với bê tông trong nước biển phải tuân thủ các tiêu chuẩn riêng
  • Việc xác định tính chất ăn mòn của môi trường nước đối với bê tông thủy công, việc lựa chọn xi măng dùng cho bê tông cũng như việc sử dụng các biện pháp chống ăn mòn cho bê tông khi cần thiết được tiến hành theo các tiêu chuẩn về ăn mòn bê tông và bê tông cốt thé

3. Yêu cầu về độ chống thấm nước của bê tông thủy công

Độ chống thấm nước của bê tông thủy công được xác định bằng áp lực nước tối đa khi mẫu còn chưa thấm ở tuổi 28 ngày. Khi công trình hoặc kết cấu công trình phải chịu áp lực nước thiết kế ở tuổi dài ngày có thể xác định tính chống thấm của bê tông ở tuổi 60 hoặc 90 ngày theo yêu cầu của cơ quan thiết kế.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu Chuẩn Cát Dùng Cho Bê Tông Thủy Công

 

The post Các tiêu chuẩn thiết kế bê tông thủy công nên biết appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/cac-tieu-chuan-thiet-ke-be-tong-thuy-cong-nen-biet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét