Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Ưu Và Nhược Điểm Của Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

I) Khái Quát Mặt Đường Bê Tông

  • Mặt đường Bê Tông Xi Măng là loại mặt đường cứng cấp cao. Tầng mặt là tấm BTXM có độ cứng rất lớn, mô hình tính toán là: Tấm trên nền đàn hồi (nền đất và các lớp móng đường).
  • Trạng thái chịu lực chủ yếu của tấm là chịu kéo khi uốn
  • Nguyên lý hình thành cường độ: Nhờ xi măng thuỷ hoá và kết tính liên kết cốt liệu thành một khối vững chắc có cường độ cao, có khả năng chịu nén và chịu kéo, chịu kéo khi uốn
  • Loại mặt đường: Mặt đường cấp cao

hình ảnh mặt đương bê tông xi măng

>>> Xem Ngay: Đặc Điểm Cấu Tạo Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

II) Ưu Và Nhược Điểm Của Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

Ưu Điểm

  • Cường độ cao, thích hợp với mọi loại phương tiện vận tải kể cả xe xích
  • Cường độ mặt đường bê tông xi măng hầu như không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi
  • Rất ổn định nước, dưới tác dụng của các yếu tố khí hậu mặt đường không bị giảm cường độ
  • Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường cao, hầu như không giảm khi mặt đường bị ẩm ướt
  • Độ hao mòn không đáng kể, mặt đường sinh bụi rất ít
  • Mặt đường có màu sáng, định hướng xe chạy về ban đêm tốt
  • Tuổi thọ rất cao (30-40 năm)
  •  Có thể cơ giới hoá toàn bộ khâu thi công
  •  Công tác duy tu, bảo dưỡng không đáng kể
  •  Sử dụng chất liên kết là xi măng nên thi công ít gây ô nhiễm môi trường

Nhược Điểm

  • Mặt đường bê tông xi măng có độ cứng quá lớn, xe chạy không êm thuận, gây tiếng ồn nhiều
  • Các khe biến dạng làm cho mặt đường kém bằng phẳng, hạn chế xe chạy tốc độ cao
  • Thi công tương đối phức tạp, đòi hỏi có các thiết bị chuyên dùng
  • Chi phí xây dựng ban đầu thường rất lớn (2-2,5 lần mặt đường mềm)
  • Yêu cầu phải có thời gian bảo dưỡng sau khi thi công xong
  • Các ưu điểm của mặt đường BTXM là cơ bản, vì vậy mặc dù có nhược điểm song hiện nay các nước tiên tiến sử dụng ngày càng nhiều loại mặt đường này

hình ảnh mặt đương bê tông xi măng

III) Phân Loại Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

a) Theo Phương Pháp Thi Công 

+ Mặt đường Bê Tông Xi Măng đổ tại chỗ
+ Mặt đường Bê Tông Xi Măng lắp ghép

b) Theo Loại Bê Tông Xi Măng

+ Mặt đường BTXM không có cốt thép
+ Mặt đường BTXM cốt thép
+ Mặt đường BTXM cốt thép ứng suất trước
+ Mặt đường BTXM sợi kim
+ Mặt đường BTXM hỗn hợp (2 hoặc 3 lớp bê tông khác nhau)

c) Theo Loại Hình Tấm Bê Tông Xi Măng

+ Mặt đường tấm BTXM thông thường 
+ Mặt đường tấm BTXM có mối nối tăng cường
+ Mặt đường BTXM cốt thép liên tục

>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Phương Pháp Phân Loại Bê Tông Xi Măng

The post Ưu Và Nhược Điểm Của Mặt Đường Bê Tông Xi Măng appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/uu-diem-cua-mat-duong-be-tong-xi-mang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét