Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Hướng Dẫn Thi Công Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

Thi Công Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

Quy Trình Thi Công Mặt Đường Bê Tông Xi Măng Gồm Các Công Đoạn Sau:

a) Công Tác Ván Khuôn

– Lắp đặt và định vị hai bên ván khuôn. Ván khuôn có thể dùng thép hoặc gỗ. Ván khuôn đổ bê tông phải kiên cố, ổn định, không nứt vỡ và không bị biến hình khi chịu tải trọng do trọng lượng và áp lực ngang của hỗn hợp bê tông;

– Ván khuôn được khép kín để tránh không cho vữa chảy ra ngoài và được quét lớp dầu thải để dễ tháo dỡ, mặt trong ván khuôn phải phẳng và sạch. Chiều cao ván khuôn bằng bề dày mặt đường bê tông xi măng. Trên đoạn đường cong dùng tấm ván khuôn có chiều dài từ 1 – 2m;

– Khi tháo dỡ ván khuôn cần nhẹ nhàng, giảm va chạm để không gây nứt vỡ mặt bê tông.

hình ảnh bê tông xi măng

>>> Tìm Hiểu Ngay: Tìm Hiểu Ngay Ưu Điểm của Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

b) Trộn Bê Tông

  •  Khi trộn bê tông cần có biện pháp khống chế chính xác tỷ lệ phối hợp cốt liệu, xi măng và nước. Quá trình trộn bê tông đặc biệt khống chế chặt chẽ lượng nước sử dụng, đảm bảo đúng theo tỷ lệ N/X theo thiết kế thành phần bê tông;
  •  Nếu dùng máy trộn: Trình tự đưa vật liệu vào máy trộn là cát – xi măng – đá 1×2. Sau khi đưa vật liệu vào máy, vừa trộn vừa cho nước. Khối lượng bê tông trộn theo công suất máy và tỷ lệ đá, cát tính theo bao xi măng. Thời gian trộn máy mỗi mẻ không quá 1,5 phút;

– Nếu là trộn tay, trình tự tiến hành như sau:

    •  Cát và xi măng trộn khô trước cho đều (đến khi nào nhìn hỗn hợp cát, xi măng cùng một màu) rồi mới tiến hành ra đá 1×2 để trộn đều với hỗn hợp cát và xi măng. Đổ nước vào trộn ướt, chuẩn bị nước theo yêu cầu tỷ lệ N/X nhưng không đổ hết, để lại một ít để thêm vào những vị trí bị khô;
    •  Kết quả bê tông sau khi trộn phải dẻo, nhìn bằng mắt thường thấy hỗn hợp bê tông đều, không có chỗ đá nhiều, cát và xi măng ít hoặc ngược lại. Dùng tay nắm bê tông lại thấy dẻo khô, không có hiện tượng chảy nước qua kẽ tay là được.

c) Vận Chuyển Bê Tông

– Có thể dùng xe rùa hoặc các phương tiện khác để vận chuyển hỗn hợp bê tông trong phạm vi 30m. Trong quá trình vận chuyển cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Không để cho bê tông bị phân tầng và rơi vãi trong quá trình vận chuyển;

+ Khi vận chuyển bằng thủ công hoặc xe cải tiến yêu cầu phải lót kín không để rơi vãi;

+ Nếu trộn và san ngay tại chỗ cần dùng xẻng, xô xúc gạt đẩy thành lớp, tránh hất cao và xa sẽ làm phân tầng bê tông.

hình ảnh bê tông xi măng

d) Rải Và Đầm bê Tông

  •  Bê tông vận chuyển đến vị trí đổ, có thể dùng máy hoặc xẻng xúc rải liên tục hết chiều dày mặt đường theo thiết kế, sau đó tiến hành đầm bề mặt bê tông tươi;
  •  Đầm bê tông tốt nhất là bằng máy như đầm dùi, đầm bàn chấn động, trong đó đầm dùi được sử dụng để đầm các góc cạnh. Đầm dùi phải được thả thẳng đứng tới độ sâu nhất định để tránh làm hỏng lớp móng, thời gian thả đầm dùi tại một vị trí từ 30 – 40 giây, sau đó nâng dần đầm dùi lên và chuyển sang vị trí khác. Khi dùng đầm bàn thì đầm từ mép ngoài vào giữa. Thời gian đầm tại một vị trí là 45 -60 giây, hai vệt đầm phải đảm bảo chồng lên nhau 10cm. Sau khi đầm xong, dùng thanh thép dài để tạo phẳng, sau đó dùng bàn xoa xoa đều khắp mặt bê tông, tạo độ dốc ngang mặt đường;
  •  Nếu không có máy đầm thì đầm thủ công như đầm gỗ, đầm gang. Dùng bàn xoa, bay để làm nhẵn mặt bê tông, vừa làm vừa bù phụ những vị trí lõm, dùng búa gõ vào thành ván khuôn để mặt bê tông ở các thành ván khuôn được mịn và phẳng. Cuối cùng dùng thanh thép dài để tạo phẳng, tạo độ dốc ngang mặt đường.

Lưu ý: Trong trường hợp các khe ngang có bố trí thanh truyền lực khi đổ bê tông đến vị trí đặt thanh truyền lực thì tiến hành đặt hệ thống truyền lực. Khi đổ bê tông còn khoảng 04cm đến cao độ thiết kế thì tiến hành đặt ván khuôn tạo khe giữa các tấm (trường hợp không sử dụng máy cắt khe).

e) Công Tác Hoàn Thiện

  • Sau khi kết thúc quá trình đổ và đầm bê tông, tiến hành làm sạch mép mặt đường, sửa khe, dọn sạch các chỗ dính vữa, bù sửa các vị trí góc, cạnh của tấm bê tông, dùng chổi sắt quét ngang mặt đường tạo nhám để chống trơn, trượt.

g) Công Tác Bảo Dưỡng Và Chèn Khe Liên Kết

– Công tác bảo dưỡng: Bê tông cần được bảo dưỡng để phòng nước trong bê tông bốc hơi nhanh, dẫn đến nứt do co ngót, đồng thời bảo đảm quá trình thủy hóa xi măng. Sau khi mặt bê tông đã đạt độ cứng tương đối (dùng ngón tay ấn không có vết hoặc 06h sau khi đổ bê tông) thì có thể tiến hành bão dưỡng. Biện pháp bảo dưỡng đơn giản là dùng cát ẩm hoặc rơm, rạ hoặc bao tải phủ lên tấm bê tông 2 -3cm, mỗi ngày tưới nước đều từ 2 – 4 lần để duy trì trạng thái ẩm ướt của lớp bão dưỡng. Thời gian bảo dưỡng trong vòng 14 ngày;

– Chèn khe liên kết: Công tác chèn kín khe liên kết phải tiến hành kịp thời ngay sau khi bê tông bắt đầu cứng, không được chờ hết giai đoạn bảo dưỡng mới làm. Trước khi chèn khe, khe phải đảm bảo làm khô và sạch, sau đó mới rót đầy matit chèn khe.

hình ảnh bê tông xi măng

>>> Click Ngay: Đặc Điểm Cấu Tạo Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

h) Công Tác Nghiệm Thu

  •  Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào như xi măng, cát, đá để đánh giá việc đảm bảo chất lượng, kích cỡ của vật liệu;
  •  Luôn kiểm tra tình hình lớp móng, ván khuôn, trạng thái bê tông khi trộn, rải, lắp đặt các khe liên kết và độ dốc ngang mặt đường bê tông xi măng.

– Yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu:

TT Các chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn cho phép Mật độ kiểm tra
1 Cao độ tim đường 10mm Kiểm tra tất cả các mặt cắt ngang

The post Hướng Dẫn Thi Công Mặt Đường Bê Tông Xi Măng appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/huong-dan-thi-cong-mat-duong-be-tong-xi-mang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét