Dựa trên những đặc tính vượt trội về thời gian thi công, và khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng bê tông siêu nhẹ được đánh giá là loại vật liệu của tương lai hiện đại. Nhằm giúp người sử dụng nắm được các thông tin chi tiết hơn, trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tất tần tật những ưu – nhược điểm bê tông nhẹ này.
Hiện nay, bê tông siêu nhẹ được sử dụng đặc biệt phổ biến trong thi công các tòa nhà cao tầng, và sữa chữa các ngôi nhà phố.
>>> Xem Thêm: Khái Niệm Về Bê Tông Nhẹ Là Gì?
Ưu Điểm Của Bê Tông Nhẹ
a) Trọng lượng nhẹ
Gạch bê tông nhẹ có trọng lượng nhẹ 1/3 lần so với gạch đất nung truyền thống, với trọng lượng như vậy gạch bê tông nhẹ còn có thể nổi trên mặt nước mà hoàn toàn có khả năng chịu lực khá tốt, không hề mất đi các tính năng vững chắc của gạch.
Cụ thể, trọng lượng của gạch truyền thống thường khoảng 1700 – 1800 kg/m3 trong khi đó, gạch bê tông nhẹ chỉ giao động trong khoảng từ khoảng 500 – 700 kg/m3.
b) Khả năng cách nhiệt, chống cháy
Theo các chuyên gia nghiên cứu, thì gạch bê tông nhẹ có không dễ bắt cháy, chịu đựng được nhiệt độ cao của những trận cháy lớn lên đến 8 tiếng. Đồng thời, các nguyên vật liệu làm nên gạch bê tông nhẹ đều là loại vật liệu xanh, chình vì vậy nếu có tình huống xấu như cháy nổ thì gạch bê tông nhẹ không sinh ra chất độc hại nào khác.
c) Thi công nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế lớn
Gạch bê tông nhẹ không chỉ là sản phẩm có độ bền vững cao, mà quá trình thi công cũng vô cùng nhanh gọn và dễ dàng, có thể cưa, khoan hay sản xuất theo đơn hàng yêu cầu. Đồng thời quá trình xây dựng chỉ cần sử dụng một lớp vữa mỏng là có thể thi công nhanh chóng và thời gian hoàn thiện ngắn hơn.
Đặc biệt, sử dụng gạch bê tông nhẹ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí tối đa lên đến 30% so với gạch nung đất truyền thống, đồng thời có giảm tải được nhân công xây dựng.
d) Khả năng cách âm tốt
Chính vì cấu trúc tạo ra sản phẩm gạch bê tông nhẹ đặc trưng là khuôn rỗng, nguyên liệu chính trong cấu trúc của nó là những dạng ô tinh thể dạng ô tinh thể, chứa đựng 60-70% là khí, vì vậy có tác dụng cách âm tốt và giảm tải truyền dẫn âm thanh.
>>> Click Ngay: Hiểu Rõ Hơn Về Bê Tông Nhẹ Chống Nóng
Nhược Điểm Của Bê Tông Nhẹ
- Việc sản xuất khó khăn. Như chúng ta đã biết bê tông siêu nhẹ là loại vật liệu được sản xuất nhờ công nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép. Với công nghệ và các loại vật tư đặc trưng riêng biệt nên không phải đơn vị nào cũng có thể sản xuất được loại bê tông này.
- Đòi hỏi kỹ thuật, và đội thợ thi công phải dày dặn kinh nghiệm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Sở dĩ vậy vì cách thức tiến hành thi công đối với bê tông siêu nhẹ hoàn toàn khác với cách thi công bê tông truyền thống. Do đó, nếu đơn vị thi công không nắm vững kỹ thuật, chất lượng bê tông không được đảm bảo, thì chất lượng công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Đòi hỏi sử dụng các biện pháp xử lý chống thấm một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng, tỉ mỉ hơn hẳn so với bê tông thông thường vì bê tông siêu nhẹ có sự xuất hiện của các mối ghép.
- Do cấu tạo rỗng nên sự ảnh hưởng của tiếng ồn ở bê tông siêu nhẹ cũng cao hơn bê tông thông thường.
>>> Có Thể bạn Quan Tâm: Những Ứng Dụng Của Bê Tông Nhẹ Trong Cuộc Sống
The post Những Ưu Và Nhược Điểm Của Bê Tông Nhẹ appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.
bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/nhung-uu-va-nhuoc-diem-cua-be-tong-nhe/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét