Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Google Analytics Là Gì? – Tổng Quan Về Google Analytics

Google analytics được coi là một trợ lý đắc lực cho bất kỳ website này bởi nó phản ánh hầu hết các thông tin hữu ích về website cũng như khách hàng của bạn phục vụ cho phương hướng tìm kiếm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đối với nhiều chủ doanh nghiệp khách sạn mới tạo website, chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc thì Google Analytics có vẻ hơi rắc rối, khó hiểu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập Google Analytics cũng như cách sử dụng và quản lý các tính năng cơ bản nhằm mục đích tăng doanh thu cho website khách sạn.

google analytics

Một khi bạn đã có 1 website khách sạn, điều bạn cần làm là theo dõi và kiểm tra hiệu quả hoạt động của nó như thế nào. Hơn nữa, việc sở hữu một website không giống như khách sạn, bạn không thể nhìn và nói chuyện trực tiếp để nắm bắt được hành vi book phòng của họ. Và Google Analytics sẽ giúp bạn làm tất cả những điều đó, không những đo lường các chỉ số trên website mà còn giúp bạn hiểu hơn về khách hàng từ việc họ đến với mình như thế nào cho tới thái độ tiếp nhận dịch vụ mà mình cung cấp.

I) Google Analytics Là Gì?

Google Analytics là công cụ phân tích trang web miễn phí do Google cung cấp để giúp bạn phân tích lưu lượng truy cập trang web của mình. 

Google Analytics cung cấp số liệu thống kê và các phân tích cơ bản để bạn có thể tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( SEO ) và các mục đích tiếp thị. Giúp bạn có thể dễ dàng xác định được lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi đến tỷ lệ thoát của trang web và nhiều hơn nữa.
google analytics 
Theo đánh giá của người dùng, Google Analytics là công cụ miễn phí rất dễ sử dụng. Ai cũng có thể tạo một tài khoản Google Analytics khi có tài khoản Google. Vì thế, nó được coi là công cụ thống kê dữ liệu trang web hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Hơn 50 triệu trang web trên toàn thế giới sử dụng Google Analytics.

Nếu bạn không sử dụng nó, không biết Google Analytics là gì, bạn nên cài đặt và sử dụng nó ngay bây giờ. Tại sao ư? Bởi Google Analytics mang đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là lợi ích trong SEO.

II) Các Tính Năng Của Google Analytics

  • Tùy chỉnh Dashboard để xem những dữ liệu cần thiết
  • Sử dụng Advanced Segment để theo dõi các chiến dịch cụ thể
  • Xem dữ liệu nhân khẩu học của nguồn đối tượng truy cập vào website: Nhóm tuổi, địa điểm, chủ đề ưa thích…
  • Xem các nội dung, từ khóa mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm trên website
  • Funnel Visualization: Kiểm tra người dùng thoát trang ở bước nào trong quá trình mua hàng – thanh toán.
  • Theo dõi doanh thu của các sản phẩm
  • Theo dõi hành vi người sử dụng (Multi-Channel Funnels)
  • Tạo các mô hình so sánh mức độ tham gia của các kênh marketing (Model Comparision)

III) Cách Tạo Và Cài Đặt Tài Khoản Google Analytics

Cách tạo và cài đặt tài khoản Google Analytics rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tạo tài khỏan Google Analytics:
– Truy cập vào webiste:  https://ift.tt/1p32JCz
– Bấm “Đăng ký”
google analytics
– Điền đầy đủ thông tin theo các yêu cầu 
google analytics
– Tiếp theo bấm chọn vào “Nhận ID theo dõi”
google analytics
– Chọn “Tôi chấp nhận” để đồng ý với các điều khoản mà công cụ này đưa ra
google analytics
– Ngay lập tức, bạn sẽ nhận được một mã ID theo dõi từ Google Analytics là các số và chữ, hoặc bạn có thể lấy đoạn mã dạng HTML trong khung như ô dưới đây.
google analytics
Ngay bây giờ, hãy tạo tài khoản của bạn bởi nó không chỉ là công cụ miễn phí mà nó còn là một trợ thủ hỗ trợ cho SEO đáng tin cậy, hiệu quả nhất hiện nay.
IV) Hệ Thống Cấp Bậc Của Google Analytics

Một tài khoản Analytics sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé sẽ là: Account –> Property –> View

Với mỗi một email bạn dùng để đăng kí sẽ có nhiều Account, mỗi Account quản lí các nhóm Property. Dưới mỗi Property sẽ có các View khác nhau.

Tất cả chúng đều được hiển thị ở phần Home

google analytics

Nếu bạn tinh ý thì sẽ thấy rằng Google Analytics của mình có tận 3 bản View: All Web Site Data, Master View và Test View

  • All Web Site Data: Bản View mặc định khi tạo tài khoản. Chúng ta không nên can thiệp bất cứ điều gì ở bản View này nhằm mục đích có được dữ liệu nguyên bản (Raw data). Tránh trường hợp nhỡ chỉnh sửa gì có sai sót thì còn có bản View này để khôi phục dữ liệu.
  • Bản Master View: Bao gồm các DashboardSegmentCustom Report đã được tinh chỉnh. Rõ ràng chúng ta chỉ thường xem xét các chỉ số cần thiết nhất. Bản View này giúp ta truy cập được các số liệu được nhanh chóng và thuận tiện
  • Test View: Là bản View để chúng ta tha hồ thử nghiệm và áp dụng các kiến thức đọc được trên mạng. Giả sử bạn muốn áp dụng một số bộ lọc như “Bỏ tất cả IP nội bộ của công ty”, hoặc “Loại bỏ một trang referral”, hoặc “Không đo traffic đến từ HitLeap.com/Addmefast.com” mà chưa biết được kết quả (hậu quả) nó mang lại như thế nào thì hãy áp dụng vào bản Test View này.

V) Lợi Ích Của Google Analytics Là Gì?

Google Analytics mang đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là phục vụ những người làm SEO.

google analytics

Một trong những tác dụng lớn nhất phải kể đến của google analytics là phân tích thống kê lượt truy cập vào website hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng theo dõi và biết được hàng ngày có bao nhiều người vào web, thời gian vào web là bao lâu, mục nào trên web được nhiều người ghé thăm nhất. Thậm chí xem chi tiết hơn về người dùng từ những vùng miền nào, họ xem trên điện thoại hay máy tính, dùng trình duyệt gì, vào web nhiều nhất vào khoảng thời gian nào,…

Sử dụng Google Analytics bạn còn có thể dễ dàng nghiên cứu về hành vi thói quen của khách hàng.  

Thông qua việc theo dõi hành vi của khách hàng, bạn sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Từ đó, phát huy được thế mạnh của mình và và hạn chế đi những điểm yếu.

Dưới đây là một vài  lợi ích khác của Google Analytics:

  • Công cụ trực quan hóa dữ liệu bao gồm bảng điều khiển, biểu đồ chuyển động, hiển thị thay đổi dữ liệu theo thời gian.
  • Phân tích, theo dõi tỷ lệ chuyển đổi.
  • Dễ dàng xuất file báo cáo
  • Chia sẻ quyền quản trị người dùng với nhiều email khác nhau
  • Tích hợp với các sản phẩm khác của Google, chẳng hạn như AdWords, Public Data Explorer và Trình tối ưu hóa trang web.

Với nhiều lợi ích như vậy, bạn có muốn sử dụng nó ngay bây giờ không? Hãy xem cách cài đặt Google Analytics ở dưới đây để tự tạo cho mình một tài khoản nhé!

VI) Quy Trình Hoạt Động Của Google Analytics

Từ lúc thu thập dữ liệu cho đến khi xuất ra báo cáo, Google Analytics trải qua 4 công đoạn: Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting

a) Data Collection

Khi một người truy cập vào trang web của bạn, tất cả thông tin của họ được Google thu thập bằng một đoạn mã Java Script. Thông tin của họ được khai thác từ Cookie. Cookie lưu trữ các dữ liệu như họ từ đâu đến (vùng miền, ngôn ngữ), giới tính, dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu…Mỗi khi họ thực hiện một hành động trên website của bạn, đoạn code đó cũng ghi lại và gửi lên server của Google (gọi là một hit).

b) Configuration

 Bạn có thể tưởng tượng được một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được gửi lên server của Google. Chúng cần được đóng gói lại. Các thông tin thu thập được sẽ được phân loại và điều chỉnh để giữ lại các thông tin cần thiết và loại bỏ thông tin thừa.

c) Processing

ại quy trình này, thông tin được xử lí “theo yêu cầu của bạn”. Điều đó có nghĩa là, ví dụ, bạn sử dụng bộ lọc để loại bỏ traffic đến từ IP nội bộ, thì tất cả các traffic được đánh dấu đến từ IP nội bộ sẽ bị loại bỏ. Một khi đã xử lí, dữ liệu không thể được lấy lại. Đó chính là lí do vì sao Google khuyên mọi người nên sử dụng 3 bản View và cẩn thận với các bộ lọc.

d) Reporting

Sau khi thông tin được xử lí từ dạng thô sang dạng tinh khiết, chúng sẽ được xuất ra dưới dạng Report mà bạn và tôi vẫn thường xem.

VII) Các Chỉ Số Chính Ttrong Google Analytics

a) Người Dùng – User – Visitor

Chỉ số người dùng, hay còn gọi là User, Visitor, là chỉ số cơ bản mà ai cũng có thể hiểu được. Chỉ số người dùng cho bạn biết số lượng người đã truy cập vào website của bạn. Tại đây, GA xác định người dùng bằng mã theo dõi, được gọi là cookie trong môi trường kỹ thuật số thì website hay bất cứ một nền tảng nào khác đều sẽ có những phương thức xác định người dùng của riêng mình.

Trong Google Analytics thì mục người dùng sẽ có thống kê khác nhau đó là người dùng mới và người dùng cũ. Tổng người dùng truy cập chính là 2 cái này cộng lại.

b) Số Phiên – Session 

Sessions là số phiên – là một trong các chỉ số Google Analytics bao gồm một loạt các tương tác của người dùng trên website của bạn. Một phiên có thể bao gồm nhiều lần xem trang, sự kiện và các giao dịch thương mại điện tử.

Có hai cách chính mà một phiên có thể kết thúc:

  • Hết hạn dựa trên thời gian: Vào nửa đêm, hoặc sau 30 phút không hoạt động.
  • Thay đổi chiến dịch: Người dùng đến qua một chiến dịch, bỏ đi và sau đó trở lại thông qua một chiến dịch khác.

c) Thời Gian Trên Trang

Tại chỉ số này sẽ đo lượng người dùng trên một trang bất kỳ. Ví dụ như vào trang chủ trong 2 phút rồi chuyển sang trang sản phẩm thì thời gian trên trang chủ là 2 phút. Khi đó bạn vào báo cáo hành vi => nội dung trên web => tất cả các trang.

Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang

d) Thời Lượng Của Phiên

Thời lượng phiên chính là tổng quãng thời gian mà người dùng ở trên website của bạn, không tính trên một site cụ thể nào. Bạn có thể xem báo cáo thời lượng của phiên tại báo cáo sức thu hút => tất cả lưu lượng truy cập => Kênh.

Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.

e) Tỷ Lệ Bỏ Trang – Bounce Rate

Bạn cần phân biệt giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, tương ứng với Bounce Rate và Exit Rate. Theo đó tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác, tức là người dùng xem một trang duy nhất của bạn rồi thoát nó ra.

g) Tỷ Lệ Thoát Trang – Exit Rate

Tỷ lệ thoát trang tính trên lượt thoát hẳn ra ngoài website của bạn, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì website càng bị Google đánh giá thấp, vì thế sẽ ảnh hưởng tới hoạt động seo web lên top.

h) Tỷ Lệ Chuyển Đổi

Chỉ số quan trọng và được quan tâm lớn nhất của các chủ website đó là tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ số này sẽ cho thấy có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính là lượt tương tác với web, order, live chat…

The post Google Analytics Là Gì? – Tổng Quan Về Google Analytics appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/google-analytics-la-gi-tong-quan-ve-google-analytics/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét