Đây cũng là sản phẩm lafong trần như những loại khác : Trần bê tông, trần ván ép, trần nhựa nhưng trần thạch cao lại được sử dụng phổ biến rất nhiều ở nước ta và trên thế giới. Do những điểm vượt trội hơn hẳn của trần thạch cao như: Trọng lượng nhẹ, bền chắc không hại môi trường,dễ uốn cong có thể trang trí mọi kiểu cách có thể được thi công nhanh hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình nên hiệu quả kinh tế rất cao.
I) Sơ Lược Về Trần Thạch Cao
a) Trần Thạch Cao Là Gì?
Trần thạch cao là loại trần có sự kết hợp của các lớp vật liệu gồm: tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả cùng các vật tư phụ liên quan. Cụ thể tác dụng của các vật liệu này như sau:
- Tấm trần thạch cao: được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và có tác dụng chính là tạo độ phẳng cũng như tính thẩm mỹ cho trần.
- Khung xương thạch cao: có chức năng tạo hệ kết cấu vững chắc nhằm mục đích treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của nhà thông qua các ti treo.
- Lớp sơn bả : giúp tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.
Trần thạch cao đang ngày càng trở thành người bạn tin cậy của mọi công trình kiến trúc cũng như thành viên trong các hộ gia đình. Nó không chỉ là vật liệu trang trí cho ngôi nhà thêm bắt mắt mà còn đem lại những tiện ích bất ngờ, khiến chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.
b) Có Những Loại Trần Thạch Cao Nào?
+ Tường ngăn thạch cao 1 mặt:
Tường ngăn thạch cao một mặt được cấu tạo từ xương tường và một tấm thạch cao được liên kết với nhau bằng vít chuyên dụng. Tính chất của tường ngăn thạch cao một mặt có thể uốn cong, ốp sơn hay vẽ tùy thích. Trọng lượng của tường ngăn một mặt nhẹ và lắp đặt đơn giản hơn rất nhiều so với tường gạch thông thường.
Vì tính chất của tường ngăn một mặt đó là chỉ sử dụng một mặt, nên thường ứng dụng vào các trường hợp như cần che chắn một phần xấu của bức tường như ẩm mốc, lỗi kĩ thuật xây dựng hoặc chỉ cần che đi một khoảng không gian nào đó mà không cần trang trí hay sử dụng mặt còn lại.
+ Tường ngăn thạch cao 2 mặt:
Tường ngăn hai mặt cũng có cấu tạo từ hệ khung xương vững chắc, tấm thạch cao và vít liên kết tương tự như với tường ngăn một mặt nhưng khác là tường thạch cao hai mặt được sử dụng cả mặt. Tính chất của tường hai mặt:
- Trọng lượng nhẹ hơn tường gạch 12%. Được cấu tạo bởi hệ khung xương vững chắc ốp 2 mặt thạch cao, an toàn.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian lắp đặt, thi công
- Cách nhiệt, tiêu âm hiệu quả.
- Chất liệu thạch cao thân thiện với môi trường và sức khỏe của người dùng.
Tường thạch cao 2 mặt được áp dụng phổ thông trên toàn quốc bởi nó giúp ngôi nhà bớt đi một gánh nặng khổng lồ khi thay thế tường gạch.
c) Ưu Nhược Điểm Của Trần Thạch Cao
Những ưu nhược điểm chính của trần thạch cao.
- Ưu điểm thi công: Thi công nhanh gọn, dễ tháo lắp
- Ưu điểm về vật liệu: Không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Ngoài ra phải nói đến khả năng chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, hút ẩm…
- Về độ thẩm mỹ thì có thể nói trần thạch cao có mẫu mã đa dạng, có thể sơn, treo các vật dụng trang trí, tạo trang trí tùy ý thích cho không gian.
Trần thạch cao hiện nay thường được thi công dưới 2 dạng, trần thạch cao khung nổi và trần thạch cao khung chìm. Mỗi loại trần đểu có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
1. Trần thạch cao khung nổi
+ Ưu điểm của trần thạch cao khung nổi
- Dễ tháo lắp, dễ thi công, dễ sửa chữa.
- Độ bền cao
- Có thể che các khuyết điểm trần.
- Thường ứng dụng trong thi cho không gian rộng như nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng..
+ Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi
- Tính thẩm mỹ thấp, mẫu mã không đa dạng
- Không tạo được văn hoa trang trí hoặc sơn màu theo ý thích
2. Trần thạc cao khung chìm
+ Ưu điểm của trần thạch cao khung chìm
- Có thể thiết kế mẫu mã theo ý thích, tính thẩm mỹ cao, thỏa sức sáng tạo
- Bề mặt mịn có thể trang trí văn hoa, mầu sơn.
+ Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm
- Khó sửa chữa
- Tốn nhiều thời gian thi công
- Dễ bị nứt nếu kết cấu không ổn định
II) Bảng Báo Giá Trần Thạch Cao
Cùng xem bảng giá thi công làm trần thạch cao chống nóng hoàn thiện của đội thợ thạch cao chúng tôi, bảng giá áp dụng cho nhà dân dụng, cửa hàng, nhà kho…
a) Giá làm trần thạch cao thả
- Trần thạch cao thả khung xương Vĩnh Tường tấm thả 600×600: 165.000/m²
- Trần thạch cao thả khung xương Vĩnh Tường tấm thả 600×1200: 155.000/m²
- Trần thạch cao thả khung xương ZinCa tấm thả 600×600: 150.000/m²
- Trần thạch cao thả khung xương ZinCa tấm thả 600×1200: 140.000/m²
b) Giá trần thạch cao chìm Vĩnh Tường
- Trần thạch cao khung xương VT ekko tấm GR = 175.000/m²
- Trần thạch cao khung xương VT basi tấm GR = 195.000/m²
- Trần thạch cao khung xương HÀ NỘI tấm boral = 140.000/m²
- Sơn bả matit màu trắng sơn maxilite trắng trong nhà = + 45.000/m²
- Sơn bả matit màu trắng sơn cao cấp như: dulux, jotun.. = + 60.000/m²
c) Giá trần thạch cao nhựa
Dưới đây là báo giá tham khảo của trần thạch cao nhựa. Quý khách có thể tham khảo để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với tài chính và nhu cầu của mình.
d) Giá thi công trần thạch cao trọn gói
Dưới đây là báo giá tham khảo của đội thi công trần thạch cao nhựa. Quý khách có thể tham khảo để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với tài chính và nhu cầu của mình.
Ghi chú:
1. Đơn áp dụng cho đơn hàng tối thiểu 30m2 trở lên. Nhỏ hơn 30m2 thỏa thuận theo điều kiện thực tế
2. Đơn giá trên là đơn giá cho phần thô (chưa bao gồm sơn bả đối với trần chìm và vách thạch cao)
3. Đơn giá Phần sơn bả hoàn thiện:
- Sơn Vatex Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 60.000đ/m2
- Sơn ICI Maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 70.000đ/m2
- Sơn ICI Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 80.000đ/m2
- Sơn JOTUN Jotaslap màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dùng: 90.000đ/m2
III) Những Mẫu Trần Thạch Cao Hiện Nay
a) Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Khách
b) Mẫu trần thạch cao phòng ngủ
c) Mẫu trần thạch cao phòng bếp
IV) Quy Trình Thi Công Trần Thạch Cao
- Tiếp nhận thông tin khách
- Tư vấn, khảo sát tại công trình
- Gửi báo giá làm trần thạch cao
- Lên phương án, biệm pháp thi công vách thạch cao
- Thi công, lắp đặt tại công trình
- Nghiệm thu, bàn giao, thanh toán
The post Tổng Quan Về Trần Thạch Cao Và Những Điều Cần Biết appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.
bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/tong-quan-ve-tran-thach-cao-va-nhung-dieu-can-biet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét