Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Bê Tông Nhẹ Cốt Liệu Rỗng

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, người ta đã dùng lò quay để sản xuất cốt liệu rỗng nhân tạo cường độ cao dùng cho bê tông nhem. Cốt liệu nhẹ nhân tạo đi từ đất sét hay á sét,… có thể là keramzit, aglôpôrit, peclit, xỉ xốp, xỉ hạt,… Phổ biến nhất và có chất lượng cao là cốt liệu rỗng keramzit.

Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng là một dạng bê tông nhẹ có lỗ rỗng, thành phần của nó giống như bê tông thường nhưng không sử dụng cốt liệu nhỏ là cát.

hình ảnh bê tông

I) Nguyên Liệu Chế Tạo Bê Tông Cốt Liệu Rỗng

Nguyên vật liệu để chế tạo loại bê tông nhẹ này bao gồm: đá, xi măng, nước,… Cốt liệu đá sử dụng một loại cỡ hạt, kích thước có thể lên đến 25 mm. Khi kích thước đá càng lớn thì bề mặt bê tông nhẹ càng gồ ghề, ngược lại đá có kích thước nhỏ sẽ cho bề mặt bê tông mịn hơn. Các công trình như lề bộ hành nên dùng đá có kích thước nhỏ để làm tăng nét thẩm mỹ của công trình. Cũng như bê tông thường, cốt liệu đá cũng phải tuân theo các yêu cầu là phải đạt trạng thái bão hòa, bề mặt khô ráo khi tiến hành đúc mẫu.

II) Phân Loại Bê Tông Nhẹ Cốt Liệu Rỗng

Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng là một trong các chủng loại của các bê tông nhẹ được dùng nhiều trong xây dựng.

* Căn Cứ Vào Phạm Vi Sử Dụng

  •  Cách nhiệt, đối với chúng yếu tố quyết định là độ dẫn nhiệt và khối lượng thể tích.
  •  Kết cấu – cách nhiệt, nó phải có tỷ lệ xác định của cường độ và khối lượng thể tích, cũng như độ dẫn nhiệt nhất định.
  •  Kết cấu, đối với chúng yếu tố quyết định là cường độ.

* Căn Cứ Vào Cấu Trúc

  •  Bê tông nhẹ thường hay đặc, trong chúng các lỗ rỗng giữa cốt liệu được lấp đầy bằng vữa.
  •  Ít cát, các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn chỉ được lấp đầy từng phần bằng vữa.
  •  Không có cát (lỗ rỗng lớn), được chế tạo chỉ dùng cốt liệu rỗng lớn với lượng dùng chất kết dính không quá 300 kg/m³.

III) Ưu Điểm Bê Tông Nhẹ Cốt Liệu Rỗng

Có khối lượng thể tích nhỏ, giá thành thấp do dùng lượng xi măng ít hơn so với bê tông thường, hệ số dẫn nhiệt thấp, độ co ngót thấp, không phân tầng và không có sự dịch chuyển mao dẫn của nước.

Do có nhiều lỗ rỗng nên loại bê tông nhẹ đặc biệt này dễ dàng cho nước thoát qua một cách nhanh chóng, giảm thiểu hiện tượng nước chảy tràn và cung cấp lại lượng nước ngầm. Thành phần chính của nó là cốt liệu lớn (đá) có cùng một cỡ hạt được bao bọc bởi một lớp mỏng vữa, không có cốt liệu rỗng nhỏ (cát).

hình ảnh bê tông nhẹ

IV) Tính Chất Của Bê Tông Nhẹ Cốt Liệu Rỗng

  • Trong bê tông vừa mới đổ khuôn cấu trúc đặc, thể tích của các lỗ rỗn giữa các hạt không vượt quá 3%, trong bê tông ít cát và tạo rỗng 25%, trong bê tông lỗ rỗng lớn 40%. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được đặc trưng bởi mác theo cường độ chịu nén, kéo dọc trục, kéo khi uốn và độ chống băng giá. Trong những trường hợp riêng biệt đối với bê tông nhẹ còn có yêu cầu về độ chịu nhiệt, độ chống ăn mòn và tương tự.
  • Sự khác biệt giữa bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng và bê tông nặng thường về căn bản liên quan đến những đặc điểm của cốt liệu rỗng. Cốt liệu rỗng có khối lượng thể tích không lớn và cường độ tương đối nhỏ (nhỏ hơn mác bê tông).
  • Bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng có độ chống băng giá và độ chống nứt lớn, độ ẩm khai thác độ từ biến nhỏ so với các loại bê tông xốp.
  • Kinh nghiệm cho thấy rằng, trên cơ sở của các loại cốt liệu rỗng, theo nguyên tắc có thể chế tạo được bê tông nhẹ kết cấu – cách nhiệt và kết cấu, còn khi dùng các chủng loại nhẹ hơn – cũng được bê tông nhẹ cách nhiệt.
  • Yếu tố căn bản xác định tất cả các tính chất của bê tông nhẹ đó là phẩm chất của cốt liệu rỗng.
  • Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được sử dụng rất rộng rãi tong các lĩnh vực của thực tế xây dựng.

hình ảnh bê tông nhẹ

V) Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Bê Tông Nhẹ Cốt Liệu Rỗng

  •  Bằng cách sử dụng tổ hợp các phụ gia đặc biệt, có thể chế tạo được hỗn hợp bê tông nhẹ có độ chảy cao mà không bị phân tầng khi vận chuyển và tạo hình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần phải giám sát quá trình sản xuất thi công bởi các chuyên gia công nghệ.
  •  Hệ số dẫn nhiệt của bê tông nhẹ tăng theo khối lượng thể tích và độ ẩm của nó. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống thấm, ngăn nước cho những kết cấu bao che chế tạo từ bê tông nhẹ. Tuy nhiên bê tông nhẹ keramzit cấu tạo đặc có khả năng chống thấm tốt hơn so với bê tông nặng thông thường.
  •  Trong thi công bê tông nhẹ cốt liệu rỗng cần đặc biệt quan tâm đến sự thống nhất giữa các yếu tố: tính công tác của hỗn hợp bê tông độ sụt côn; độ cứng; độ phân tầng;; phương pháp thi công và chế độ đầm chặt. Mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến tính đồng nhất của bê tông, do cốt liệu nhẹ có xu hướng nổi lên trong quá trình vận chuyển và tạo hình. Hiện tượng này rất dễ xảy ra khi hỗn hợp bê tông có độ dẻo cao hoặc có độ cứng lớn. Thông thường phải kết hợp gia tải với rung động trong quá trình tạo hình bê tông nhẹ.
  •  Đối với các loại bê tông nhẹ công trình và công trình – cách nhiệt, cần đặc biệt quan tâm đến khả năng dính bám của bê tông với cốt thép. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng có cường độ nén ≥10Mpa đảm bảo được độ dính bám và bảo vệ được cốt thép không bị ăn mòn của môi trường. Trong trường hợp khác, cần có biện pháp tăng khả năng neo chắc và chống rỉ cho cốt thép trong bê tông.
  •  Với mỗi một cốt liệu lớn chỉ chế tạo được bê tông nhẹ đến một cường độ giới hạn nhất định. Khi đã đạt đến cường độ này, nếu tiếp tục tăng cường độ của nền vữa tăng lượng dùng xi măng, giảm tỷ lệ nước/xi măng thì cường độ của bê tông nhẹ tăng không đáng kể, hiểu quả kinh tế sẽ thấp.

The post Bê Tông Nhẹ Cốt Liệu Rỗng appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/be-tong-nhe-cot-lieu-rong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét