Đã bao nhiêu lần bạn cố gắng tìm kiếm những thông tin về kinh nghiệm xây nhà trên mạng internet, hỏi han người thân, bạn bè, đồng nghiệp… càng tìm kiếm bạn càng bị rối ren giữa một rừng thông tin khổng lồ. Tại sao vậy? Cũng bởi vì muốn cho căn nhà chuẩn bị xây đảm bảo chất lượng. Vì xây nhà là chuyện cả đời, tích góp bao nhiêu năm để có được.
Nhưng bạn đừng lo nữa, vì điều bạn lo lắng chúng tôi sẽ đồng hành. Trong bài viết này chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm giúp bạn từ một người chưa biết sẽ trở nên rành rọt hơn.
Khi lên kế hoạch hoặc bắt tay vào xây dựng một ngôi nhà, bạn hãy lưu ý đến 4 yếu tố sau:
- Tính bền vững
- Tính kinh tế
- Tính tiện dụng
- Tính thẩm mỹ
Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ về những gì bạn cần cho một kế hoạch xây nên ngôi nhà đẹp, cũng như tránh thiếu sót trong công tác chuẩn bị.
I) Tìm Hiểu Về Thủ Tục Pháp Lý
Kinh nghiệm đầu tiên, để có thể xây được một ngôi nhà đẹp, khu đất của bạn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu về thủ tục pháp lý thật kỹ và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan.
Theo khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản vẽ thiết kế xây dựng.
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
II) Kinh Ngiệm Về Lựa Chọn Nhà Thầu
a) Có 2 lựa chọn cho gia chủ
- Xây nhà trọn gói, miễn phí thiết kế. Đặc điểm của xây nhà trọn gói là nhà thầu sẽ tự mua vật liệu và tự xây cho bạn. Bạn có thể giám sát quả trình thi công của nhà thầu.
- Ưu điểm là nhà thầu có nhiều mối vật liệu, nhập từ gốc nên giá sẽ rẻ hơn là bạn tự mua. Bạn sẽ nhàn hơn, không phải lo mua bán, điều phối vật liệu.
- Nhược điểm là bạn phải kiểm tra lại hồ sơ thiết kế và giám sát đội thi công. Tuy nhiên, nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật thì bạn nên thuê giám sát độc lập. Hiện nay có rất nhiều công ty giám sát nhà phố, nhà dân chi phí chỉ từ 5 triệu. Giám sát sẽ tư vấn và giám sát công trình cho bạn. Đây là cách làm văn minh và dần dần phổ biến ở Việt Nam. Để đảm bảo hồ sơ thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và không bị đội tiền vật liệu thì bạn nên thuê một đơn vị thẩm tra lại hồ sơ thiết kế.
- Thuê thiết kế độc lập và thuê đơn vị thi công phần thô + hoàn thiện, sau đó thuê đơn vị thi công nội thất.
- Nhiều nhà kỹ tính thì thường thuê thiết kế. Thiết kế thì bao gồm 2 phần: thiết kế kiến trúc và thiết kế kết cấu. So với giải pháp trên thì giải pháp này bạn sẽ phải mất thêm chi phí thiế kế nữa. Bạn vẫn cần phải thuê 1 công ty thẩm tra độc lập hồ sơ thiết kế. Thẩm tra giúp bạn kiểm tra các giải pháp kết cấu và khả năng chịu lực của ngôi nhà. Đặc biệt kiểm tra xem thiết kế có tối ưu hay không. Việc tối ưu thiết kế sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền.
- Tiếp theo bạn thuê đơn vị thi công xây thô. Có 2 hình thức
- Thuê xây trọn gói như đã nói ở trên. Tuy nhiên bạn cần thuê giám sát.
- Thuê nhân công xây phần thô và hoàn thiện. Bạn sẽ phải giám sát thi công và tự mua vật liệu (đá, cát, sỏi, thép, ….). Với hình thức này, bạn cần có kiến thức về xây dựng để quản lý và lên kế hoạch mua vật liệu, thuê máy móc,…
- Sau cùng bạn sẽ thuê 1 đơn vị thi hoàn thiện. Nếu đội xây thô có thể làm được phần hoàn thiện thì bạn cũng có thể cân nhắc thuê luôn đội đó.
- Lưu ý: Bạn không nên để bên thiết kế giới thiệu bên thi công xây thô, bạn cũng không nên để bên xây thô giới thiệu nhà thầu thi công phần hoàn thiện. Bên giới thiệu sẽ được hoa hồng và đội giá thi công của nhà bạn lên.
b) Cách chọn nhà thầu uy tín và chất lượng
-
- Hầu hết các chủ nhà thường hỏi người quen thân, nhờ giới thiệu các nhà thầu. Tuy nhiên cách này không tối ưu được giá
- Ngoài ra, chủ nhà còn có thể nhờ vào các mối quan hệ khác, nhờ chuyên gia xây dựng tư vấn để chọn được nhà thầu tốt. Cách này sẽ nhận được giá rẻ và chất lượng tốt. Bạn có thể tham khảo Sàn giao dịch thương mại điện từ về thầu xây dựng. Ở Sàn này có đội ngũ chuyên gia tư vấn chọn và lọc nhà thầu rất tốt. Hoàn toàn miễn phí cho chủ đầu tư. Hầu hết chủ đầu tư đều hài lòng khi chọn nhà thầu ở Sàn giao dịch này.
- Nhà thầu tốt là nhà thầu chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, có tinh thần trách nhiệm cùng đội thợ có tay nghề cao. Bên cạnh đó, đơn vị nhận xây nhà cần có thiết bị thi công đầy đủ, trực tiếp thi công, giá cả hợp lý, an toàn lao động, thi công đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hạn chế các chi phí phát sinh.
III) Giám Sát Thi Công Xây Nhà
a) Phần móng
- Bạn đề nghị nhà thầu thi công định vị thật chuẩn coste, mốc theo giấy phép xây dựng để không bị tranh chấp do sai lệch qua khu đất người khác, và thuận lợi cho hoàn công sau này
- Kiểm tra kích thước hình học của cốp pha móng như chiều dài, chiều rộng và chiều cao
- Với nhà xây móng đơn, móng băng bạn cần kiểm tra chiều sâu chôn móng (thông thường tính từ mặt đất tự nhiên), khoảng cách giữa các thanh cốt thép của bản móng và số lượng cốt thép trong dầm móng ( đối với móng đơn) được ghi rỏ trong bản vẽ kết cấu.
- Với móng cọc: Giám sát từ khâu ép cọc , khoảng cách giữa các cọc tối thiểu là 3D ( D là đường kính của cọc ), cần kiểm tra chiều cao đài cọc, khoảng cách thép trong đài đúng với bản vẽ kết cấu
- Thép cột neo, cấy vào móng phải đảm bảo từ 35-40d
b) Phần thân nhà
- Bạn có thể tự kiểm tra chiều cao các tầng thông qua bản vẽ
- Kiểm tra, giám sát kỹ thuật cốt thép dầm, sàn ,cột, cầu thang
- kiểm tra kích thước hình học của cốp pha dầm, cột đảm bảo đúng theo thiết kế
- Chiều cao bậc cầu thang phải được xây đều đặn
- Hệ thống điện nước âm phải lắp đặt chờ sẳn trước khi đổ bê tông
- Lưu ý chống thấm các sàn vệ sinh, sân thượng, mái
- Đối với nhà lợp mái bằng ngói, kiểm tra bằng cách tưới nước lên mái ngói giúp phát hiện chổ thấm hoặc kiểm tra dễ dàng khi có cơn mưa.
- Kích thước khung cửa đảm bảo đúng lỗ ban ( Phong thủy)
- Giám sát tỉ mĩ các chi tiết trang trí khác được thể hiện trong bản vẽ kiến trúc
- Sơn nước phải được bả matic 2 lớp sau đó xả nhám, 1 lớp sơn lót trước khi sơn phủ ( 2 lớp)
- Thạch cao thì giám sát khoảng cách giữa các xương, ty treo. Thông thường khoãng cách từ (50cmx70cm) theo 2 phương ngang dọc.
IV) Kinh Nghiệm Lựa Chọn Vật Liệu Xây Nhà
Vật liệu xây dựng là yếu tố quan trọng tạo nên một ngôi nhà phố. Bạn không nên lựa chọn những loại vật liệu có giá thành quá rẻ, kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Bạn có thể phân loại thành hai phần để dễ dàng lựa chọn:
- Vật liệu xây dựng phần thô bao gồm: Gạch, đá, xi măng, cát, bê tông, cốt thép,…
- Vật liệu xây dựng hoàn thiện bao gồm: Thiết bị vệ sinh, các hệ thống ống cấp và thoát nước, các loại sơn, gạch lát nền,…
Bạn nên tham khảo nhiều loại với các mức giá khác nhau trên thị trường, trước khi đưa ra quyết định phù hợp cho ngôi nhà của mình. Lựa chọn vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng sẽ là yếu tố quyết định đến độ vững chắc và an toàn cho toàn bộ ngôi nhà của bạn.
V) Chất Lượng Bê Tông, Cốt Thép
- Bê tông phải đúng mác ( cường độ, khả năng chịu lực) thiết kế, với nhà phố, biệt thự thông thường mác #250. Để biết bê tông có đúng mác hay không bạn có 2 cách
Với bê tông tươi: Dựa vào phiếu giao nhận của nhà cung cấp, yêu câu lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường và gửi đi nén thử mẫu ( nếu cần thiết) - Với bê tông trộn tại chổ mác #250: Dựa vào tỷ lệ cấp phối hiện trường , một bao xi măng 50kg với 4 thùng cát vàng, 6 thùng đá 1×2 và lượng nước vừa đủ
- Chất lượng cốt thép: Dựa vào bản vẽ kết cấu để bạn giám sát chất lượng thi công của nhà thầu
- Ba yếu tố quan trọng thi công cốt thép: Đặt đúng, cắt đủ, buộc chặt
- Đặt các thanh thép đúng vị trí trong cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Cắt đủ: Chiều dài đoạn nối, neo giữa 2 thanh thép phải đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế
- Buộc chặt: Đảm bảo để khi đổ bê tông, các công nhân đi lại nhiều không làm các thanh thép lệch khỏi vị trí.
VI) Phát sinh và cách kiểm soát
Kinh nghiệm xây nhà rất quan trọng giúp hạn chế phát sinh ở mức tối thiểu
- Khi bạn khoán cho nhà thầu bằng hình thức xây nhà trọn gói vẫn có phát sinh.
- Phát sinh trong giai đoạn phần thô là do giá vật tư biến động, bạn cần theo dõi thị trường các thời điểm tăng giá để kiểm soát, thương lượng với nhà thầu.
- Các phát sinh ở giai đoạn hoàn thiện : Lý do nhiều người bị phát sinh là chọn vật liệu giá cao hơn đơn giá của nhà thầu đưa ra trong bản hợp đồng, bạn cần nhắm đến vật liệu, vật dụng phù hợp với khả năng thanh toán, nên ưu tiên cho các vật dụng cơ bản trước rồi tính đến vật dụng trang trí nội thất
Ngoài ra bạn cần tham khảo thêm đơn giá xây dựng của các nhà thầu khác nhau để có cơ sở so sánh, lưạ chọn nhà thầu uy tín, hợp lý.
The post Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xây Nhà Chi Tiết Nhất appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.
bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/chia-se-kinh-nghiem-xay-nha-chi-tiet-nhat/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét