Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Tiêu Chuẩn Thiết Kế Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

  • Quy định tạm thời này quy định các yêu cầu và cung cấp các chỉ dẫn cần thiết để thiết kế kết cấu mặt đường bê tông xi măng (BTXM) thông thường có khe nối: trên các đường ô tô làm mới có cấp hạng khác nhau (bao gồm cả đường cao tốc); thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối trên các kết cấu mặt đường mềm
  • Quy định tạm thời này không áp dụng cho việc thiết kế sửa chữa mặt đường BTXM và thiết kế nâng cấp, cải tạo mặt đường BTXM cũ.

hình ảnh mặt đường BTXM

I) Khái Niệm Về Đường Giao Thông

Hệ thống đường giao thông là đường của huyện, thị, thành phố, xã, phường do địa phương quản lý bao gồm:

  • Đường huyện: Là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với các trung tâm hành chính của xã, phường, cụm xã hoặc trung tâm của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
  • Đường xã: Là các đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã.
  • Đường thôn, xóm, ngõ: Là các đường nối từ thôn đến xóm, liên xóm, từ xóm ra ruộng đồng, đường nối các liên gia.
  • Đường nội đồng: Là đường nối từ khu dân cư đến đồng ruộng, từ đồng ruộng đến đồng ruộng.

II) Cấu Tạo Của Tuyến Đường

Đường là một hình khối trong không gian gồm các bộ phận sau:

  •  Tim đường: Là trục đối xứng của nền mặt đường (trừ phần mở rộng). Tim đường gồm những đoạn thẳng, đoạn cong liên tiếp nhau.
  •  Mặt đường: Là phạm vi phần xe chạy trực tiếp. Mặt đường GTNT gồm từ một đến hai làn xe.
  •  Nền đường: Là bộ phận chủ yếu của công trình đường. Nhiệm vụ đảm bảo cường độ và ổn định của mặt đường. Bề rộng nền đường là khoảng cách giữa hai vai đường.
  •  Lề đường: Trên nền đường, ở hai bên cạnh mặt đường. Lề đường có thể dùng khi tránh xe, dùng để chắn giữ vật liệu của mặt đường, đồng thời cũng làm chỗ đứng tạm thời cho các phương tiện tham gia giao thông, chỗ chứa tạm vật liệu để sửa chữa đường và là chỗ cho người đi bộ.

hình ảnh mặt đường BTXM

  •  Mép mặt đường: Là đường giáp giới giữa lề đường và mặt đường.
  •  Taluy đường: Gồm taluy nền đường đào (taluy dương) và taluy nền đường đắp (taluy âm).
  •  Rãnh dọc: Chạy dọc hai bên nền đường, thu nước mặt đường và taluy dương để thoát nước trên mặt đường. Thông thường độ dốc rãnh dọc bằng độ dốc trắc dọc đường và đảm bảo tối thiểu ≥ 0,5% để không gây lắng đọng bùn, cát.
  •  Rãnh đỉnh, rãnh sườn: Nằm trên đỉnh taluy nền đào, dùng để ngăn không cho nước chảy từ sườn núi xuống đường. Rãnh đỉnh, rãnh sườn chỉ làm khi chiều cao mái taluy > 06m hoặc khi có lưu vực lớn, với mục đích hạn chế nước xuống rãnh dọc và chảy tràn ra mặt đường, gây hư hỏng mặt đường.
  •  Rãnh ngầm: Dùng trong trường hợp cần hạ thấp mực nước ngầm hoặc cần chắn tầng nước thấm để đảm bảo nền đường ổn định khô ráo. Rãnh ngầm chỉ dùng nơi nền đường có mức nước ngầm cao hay có hiện tượng nước thấm.

>>> Xem thêm: Các dịch vụ Sửa Chữa Cải Tạo Nhà Đà Nẵng cực Hot hiện nay

III) Thiết Kế Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

a) Cấu Tạo Chung Của Mặt Đường 

Kết cấu mặt đường BTXM giao thông nông thôn thiết kế đổ tại chỗ gồm các lớp: Lớp mặt (tấm bê tông), lớp tạo phẳng, nền đất.

hình ảnh mặt đường BTXM

  • Lớp mặt: Là tấm bê tông đá 1×2 (hoặc sỏi, cuội tùy theo điều kiện địa phương) M250, có chiều dày lựa chọn phụ thuộc vào cấp thiết kế đường và tải trọng trục tính toán;
  • Lớp tạo phẳng: Bằng lớp giấy dầu, lớp này được cấu tạo để đảm bảo độ bằng phẳng của lớp móng, giữ nước cho bê tông trong quá trình thi công đổ bê tông, bảo đảm tấm BTXM dịch chuyển khi nhiệt độ thay đổi;
  • Nền đất: Trong mọi trường hợp 30cm nền đất trên cùng dưới lớp móng phải được đầm chặt. Đối với các đoạn nền đường mà tình hình thủy văn, địa chất không tốt thì trước khi xây dựng mặt đường phải tiến hành xử lý nền đường.

b) Thiết Kế Liên Kết Giữa Các Tấm Bê Tông Xi Măng

  • Các tấm bê tông được liên kết với nhau bằng các khe ngang và khe dọc. Mặt đường BTXM nông thôn có bề rộng ≤ 3,5m nên không bố trí khe dọc, chỉ bố trí khe ngang. Khe ngang phải thẳng góc với tim đường, trong trường hợp trong đường cong các khe ngang phải hướng về phía tâm của đường tròn.
  • Khe ngang gồm hai loại là khe co và khe dãn, được bố trí như sau: Chia tấm bê tông thành 3m – 5m/tấm theo chiều dài tim đường, cứ 12 – 15 khe co bố trí một khe dãn (khoảng cách giữa hai khe dãn là 36 – 75m).

hình ảnh mặt đường BTXM

  • Khe co và khe dãn được thiết kế như sau: 

hình ảnh mặt đường BTXM

c) Thiết Kế Nút Giao Thông

  • Nút giao thông là nơi giao nhau giữa nhiều tuyến đường, tại đó phương tiện có thể đi theo hướng đang chạy hoặc chuyển hướng. Nút giao thông phải đảm bảo tầm nhìn, góc giao tốt nhất là vuông góc, trong trường hợp giao chéo góc thì góc giao không được nhỏ hơn 600. Trường hợp góc giao nhỏ hơn 600 phải tìm cách cải tuyến để cải thiện góc giao.
  • Điểm giao nên chọn chỗ bằng phẳng, khi độ dốc dọc trên 4% phải hiệu chỉnh tầm nhìn.
  • Bán kính nút giao tổi thiểu 10m (Rmin = 10m), trong trường hợp khó khăn khăn về địa hình bán kính có thể nhỏ hơn, nhưng không nên nhỏ hơn 08m.

d) Thiết Kế Mẫu Mặt Đường BTXM Cho Đường Cấp AH

  • Mặt đường BTXM cho đường cấp AH được thiết kế với tải trọng 9,5 tấn/trục. Lớp mặt bằng BTXM đá 1×2 (hoặc sỏi, cuội) M250 dày 20cm.

hình ảnh mặt đường BTXM

e) Thiết Kế Mẫu Mặt Đường BTXM Cho Đường Cấp A

  • Mặt đường BTXM cho đường cấp A được thiết kế với tải trọng 06 tấn/trục. Lớp mặt bằng BTXM đá 1×2 (hoặc sỏi, cuội) M250 dày 18cm.

hình ảnh mặt đường BTXM

g) Thiết Kế Mẫu Mặt Đường BTXM Cho Đường Cấp B

  • Mặt đường BTXM cho đường cấp B được thiết kế với tải trọng 2,5 tấn/trục. Lớp mặt bằng BTXM đá 1×2 M250 (hoặc sỏi, cuội) dày 16cm.

hình ảnh mặt đường BTXM

IV) Khối Lượng Và Định Mức Của Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

1) Khối Lượng Mặt Đường Bê Tông Xi Măng

  • Khối lượng mặt đường BTXM tính cho tuyến đường có chiều dài L, tấm BTXM kích thước (Bx5)m (trong đó B là bề rộng mặt đường tùy theo cấp thiết kế được chọn).

hình ảnh mặt đường BTXM

* Ghi chú:

    •           C: Chiều dày mặt đường BTXM;
    •           SMri * Ki : Tổng diện tích mở rộng trong đường cong, trong đó:
  • Mr : Độ mở rộng trong đường cong;
  • K: Chiều dài của đường cong.

>>> Xem ngay: Các dịch vụ Thi Công Nội Thất Đà Nẵng uy tín và giá rẻ tại đây

2) Định Mức Hao Phí

  • Định mức hao phí xây dựng cho các hạng mục thi công chủ yếu gồm: Bê tông mặt đường, khe liên kết.
  • Định mức được xây dựng dựa trên cơ sở định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo các Quyết định số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 và Quyết định số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011 của Bộ Xây dựng, có điều chỉnh một số nội dung để phù hợp với quy mô thi công thực tế của các cấp đường GTNT.

hình ảnh mặt đường BTXM

hình ảnh mặt đường BTXM

The post Tiêu Chuẩn Thiết Kế Mặt Đường Bê Tông Xi Măng appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/tieu-chuan-thiet-ke-mat-duong-be-tong-xi-mang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét