Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Hướng Dẫn Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Phù Hợp

Với những ngôi nhà ống nhỏ hẹp, các gia đình băn khoăn về việc bố trí mặt bằng công năng sao cho phù hợp để tránh cảm giác bí bách, chật chội, đặc biệt là nhà vệ sinh, tuy là không gian phụ nhưng nó chiếm vai trò quan trọng vì có tần suất sử dụng nhiều và không thể thiếu được, vì thế chúng tôi sẽ tư vấn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống một cách khoa học nhất để đảm bảo cả công năng sử dụng và tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của gia đình bạn. 

Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống

BỐ TRÍ NHÀ VỆ SINH TRONG NHÀ ỐNG CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Đối với những công trình biệt thự, hay những ngôi nhà có diện tích rộng thường sẽ thiết kế nhà vệ sinh rộng từ 5m2 đến 7m2 và cách biệt với nhà tắm, nhà vệ sinh và nhà tắm liền kề với nhau ngăn cách nhau bởi 1 bức tường.

Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống

Đó là những gia chủ rất điều kiện. Còn với những mảnh đất hẹp chỉ hợp để xây nhà ống thì gia chủ sẽ tận dụng những không gian khoảng trống được hình thành khi xây dựng để làm nhà vệ sinh. 

Diện tích nhà vệ sinh nhà ống hợp lý

Thông thường nhà vệ sinh nhà ống sẽ có diện tích trong khoảng từ 3m2 đến 4m2. Gia chủ có thể xê dịch diện tích nhà vệ sinh nhà ống thêm hoặc bớt một chút tùy thuộc vào diện tích mặt sàn và nhu cầu sử dụng, sống lượng người sống trong nhà ống. 

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống

Với diện tích từ 3m2 đến <4m2 thì nhà vệ sinh trong nhà ống có thể được phân chia thành những khu vực: bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm đứng.
Khi thiết kế nhà vệ sinh ngoài yếu tố thông thoáng gia chủ cũng nên để ý đến một yếu tố quan trọng nữa đó là là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt.
Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống
  • Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo.
  • khu vực ướt dành để tắm.
Ví dụ về cấu trúc nhà vệ sinh nhỏ:  Một phòng vệ sinh có chiều rộng là 1,4 m và chiều dài là 2,7 m thì có thể chia thành 3 khu vực 0,9 m. Tách khu vực bồn cầu và lavabo với khu tắm rửa bằng vách ngăn kính để ngăn cách các không gian khô và ướt giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ. 
Với những ngôi nhà ống có diện tích lớn hơn một chút có thể thiết kế nhà vệ sinh khoảng 4m2 thì có thể trang bị thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm ngoài các thiết bị cầu và lavabo. Khi lắp thêm bồn tắm thì không nên lắp vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng để tránh gây chật chội.

LÀM RỘNG KHÔNG GIAN NHÀ VỆ SINH TRONG NHÀ ỐNG

Vì nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích nhỏ nên ta cần trang trí sao cho để khu vực này có cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn khi sử dụng. Để làm rộng không gian nhà vệ sinh trong nhà ống có các mẹo sau:
Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống
  • Chọn gạch ốp: Với không gian nhỏ như nhà vệ sinh thì chúng ta có thể trang trí bằng gạch ốp màu sáng, hạn chế vân hoa rườm rà, nhiều chi tiết sẽ khiến phòng trông rộng rãi và sạch sẽ hơn. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng gạch lấy gam màu trắng làm chủ đạo.
  • Sử dụng giấy dán tường: Khi sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh tươi đẹp sẽ làm cho nhà vệ sinh trong lớn hơn, cảm giác tươi mới hơn.
  • Sử dụng gương: Khi muốn làm rộng nhà vệ sinh trong nhà ống thì cách tốt nhất đó là sử dụng gương. Nó giúp ích rất lớn trong việc mở rộng không gian. Ngoài ra còn làm phòng tắm của bạn sáng sủa hơn.
  • Tiết kiệm diện tích sàn: Tốt nhất đặt càng ít vật dụng dưới sàn càng tốt để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Hãy gắn các thiết bị vào tường và đưa vật dụng lên cao.
  • Chọn bồn rửa mặt dài và hẹp. Phía dưới bồn rửa bạn có thể đặt tủ đồ.

NHỮNG LƯU Ý CÁCH BỐ TRÍ NHÀ VỆ SINH TRONG NHÀ ỐNG THEO PHONG THỦY

Hướng đặt nhà vệ sinh

Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà theo hướng nào cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc bất biến để tránh những điều không may mắn đến với các thành viên trong gia đình.Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà ỐngTheo các chuyên gia về phong thủy thì hướng tốt nhất để đặt nhà vệ sinh là hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam bởi những hướng này sinh Thổ mà Thổ khắc Thủy nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như tài vận của các thành viên.

 Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Nhà vệ sinh được coi là nơi ô uế theo cả khoa học lẫn phong thủy, do đó, nên đặt nhà vệ sinh ở phía cuối của căn nhà, tuyệt đối không đặt ở vị trí trung tâm chúng sẽ làm ảnh hưởng cả đến thẩm mỹ và phong thủy của ngôi nhà.

Không đặt nhà vệ sinh hướng thẳng tới đầu giường hoặc giữa phòng ngủ

Ngày này, với những ngôi nhà ống hầu hết người ta thường tiết kiệm không gian và bố trí nhà ngủ và nhà vệ sinh bằng những tấm vách ngăn thay cho những bức tường khô cứng vừa tiết kiệm diện tích, chi phí thi công và lắp đặt. Đối với không gian văn phòng chúng ta sử dụng các loại vách ngăn phòng ngăn cách vị trí ngồi của các nhân viên thì trong không gian gia đình người ta lại ưa chuộng việc đưa vách ngăn thạch cao nhằm phân chia các khu vực có đặc thù riêng.Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà ỐngTuy nhiên, cần lưu ý rằng, không nên đặt giường ngủ tựa vào nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh hướng vào giữa phòng ngủ vì chúng ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng và các thành viên khác trong nhà.

Diện tích nhà vệ sinh

Ở những ngôi nhà ống thường có chiều ngang nhỏ, hẹp, do đó, việc thiết kế nhà không phải là vấn đề đơn giản, nếu diện tích quá lớn sẽ ảnh hưởng đến không gian còn nếu nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, diện tích nhà vệ sinh khoảng 3m2 là hợp lý và nên được thiết kế là hình vuông để việc bài trí và lắp đặt đồ dùng trong phòng được dễ dàng.

Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu

Khi thiết kế và lắp đặt đồ dùng trong nhà vệ sinh, nên chú ý đến việc đặt bồn cầu, tránh cùng với hướng nhà vì sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà, sức khỏe và tài lộc của các thành viên cũng từ đó mà xấu đi, cuộc sống bị ảnh hưởng.

Không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Phòng thờ là nơi thanh tịnh, trong khi nhà vệ sinh lại là nơi ô uế, việc đặt 2 phòng này cạnh nhau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong thủy. Do đó, khi thiết kế phòng thờ, nên đặt ở không gian tách biệt, và ở trên cao.Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà ỐngKhông nên gộp chung nhà vệ sinh, phòng tắm và lavabo rửa mặt

Hầu hết các gia đình hiện nay thường lắp đặt lavabo, bàn cầu và khu vực tắm vào chung trong một phòng để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, điều này có thể không đảm bảo vệ sinh. Do đó, nếu có thể, hãy tách chúng trong những phòng khác nhau hoặc sử dụng vách ngăn, màn che để đảm bảo về mặt không gian và vệ sinh cho căn phòng.Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà ỐngTránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh

Khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí hung, dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi… Vì thế, các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau sẽ hợp lý về phương vị hơn.Nếu đưa bếp (Hỏa) vào khu có Thủy bên trên thì sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần toạ cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của khu vệ sinh được.

CÁCH BÀY TRÍ NHÀ VỆ SINH TRONG NHÀ ỐNG

Vì nhà vệ sinh có diện tích nhỏ nên chúng ta cần trang trí làm sao để có cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn khi sử dụng vì nhà vệ sinh nhà ống thường gồm cả bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng.

  • Chọn gạch ốp: không gian nhỏ có thể trang trí bằng việc chọn gạch ốp màu sáng, giúp phòng trông thoáng rộng và sạch sẽ hơn. Hạn chế những hoa văn rườm rà, nhiều chi tiết. Bên cạnh đó, hãy sử dụng loại gạch lấy gam màu trắng làm chủ đạo 

Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống

  • Sử dụng giấy dán tường: Sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh chụp ảnh sẽ là giải pháp khá tốt cho một không gian nhỏ bé. Nó sẽ làm cho căn phòng của bạn trông lớn hơn và một cảm giác rất phong cách khi bạn sử dụng nhà tắm.   
  • Sử dụng gương lớn: Nói về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ta thấy rằng những chiếc gương giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng không gian. Nó thậm chí còn còn giúp phòng tắm của bạn sáng sủa hơn, một căn phòng nhiều ánh sáng chăc chắn sẽ mang lại cảm giác rộng rãi, thoáng đãng.  

Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Sử dụng bồn tắm nằm loại nhỏ nếu không thích vòi hoa sen đơn điệu hoặc buồng tắm đứng  

  • Sử dụng không gian trong góc để đặt bồn rửa tay hoặc bồn tắm đứng: Nếu không biết cách bố trí phù hợp, bồn rửa tay cũng có thể khiến việc lưu thông trong nhà tắm gặp khó khăn. Bạn có thể đặt bồn ở góc nhà, gần WC thay vì dọc tường như kiểu quen thuộc 

Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống

  • Tiết kiệm diện tích sàn: Hãy tiết kiệm tối đa diện tích sàn bằng cách đặt càng ít vật dụng thiết bị dưới sàn càng tốt, thay vào đó hãy gắn các thiết bị vào tường, đưa các vật dụng lên cao. Lắp đặt một cabin tắm bằng kính trong suốt nó sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn rất nhiều.
  • Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất: Phía dưới bồn rửa, bạn có thể đặt tủ đồ, khoảng không còn lại cũng có thể đặt đồ lặt vặt.

Trên đây là một số chia sẻ về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống. Hi vọng rằng, với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý, đảm bảo cả về tiện ích lẫn không gian sử dụng cũng như phù hợp với phong thủy cho ngôi nhà

The post Hướng Dẫn Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Phù Hợp appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.



bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/huong-dan-cach-bo-tri-nha-ve-sinh-trong-nha-ong-phu-hop/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét