Hiện nay, xu hướng làm trần thạch cao đang được khá nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trần thạch cao thả được ưa chuộng trong thiết kế văn phòng, siêu thị, nhà thiết kế hiện đại… Vậy bạn có biết đóng trần thạch cao thả sao cho đẹp, thoáng mát hơn không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm cách làm trần thạch cao thả để tạo nên không gian nhà với thiết kế lạ mắt, sinh động.
THẾ NÀO LÀ TRẦN THẠCH CAO?
Trần thạch cao là trần được lắp ghép bởi nhiều tấm thạch cao cùng khung xương trần thạch cao lại với nhau. Nói đơn giản trần thạch cao chính là kết cấu tổ hợp với sự góp phần của các nguyên liệu chủ yếu là tấm thạch cao, khung xương, sơn bả và vật tư phụ khác.
- Tấm thạch cao: có chức năng tạo mặt phẳng cho trền, tấm trần thạch cao này được liên kết trực tiếp với hệ khung xương thông qua vít chuyên dụng để tạo ra mặt phẳng cho trần nhà
- Khung xương: có chức năng cố định hệ kết cấu theo một khung xương có sẵn thật vững chắc để treo cả hệ trần lên mái hoặc sàn bê tông cốt thép.
- Sơn bả: tạo độ bóng sáng, độ mịn, nhẵn nhịn cho bề mặt trần.
ƯU ĐIỂM CỦA TRẦN THẠCH CAO
Hiện nay, trần thạch cao được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng, nhằm tạo nên một không gian nội thất với nhiều phong cách cổ điển, hiện đại khác nhau, mang đến một giá trị thẩm mỹ cao cho người sử dụng.
Và hơn hết, trần thạch cao được nhiều người ứng dụng bởi nó mang đến những ưu điểm vượt trội, cụ thể:
- Trần thạch cao rất đa dạng về thiết kế, mẫu mã giúp dễ dàng lựa chọn cho mình không gian phù hợp với ngôi nhà theo từng phong cách khác biệt.
- Với tính linh động, dễ tháo lắp và thi công nhanh gọn, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc trần căn hộ cũng như hệ thống của cả tòa nhà.
- Thạch cao có nhiều tính năng như chống cháy, cách âm, chống ẩm, chống nóng, cách nhiệt… cực kỳ tốt.
- Thân thiện với môi trường, không gây độc hại đến sức khỏe người ở lẫn người thi công lắp đặt.
TRẦN THẠCH CAO THẢ LÀ GÌ?
Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần nổi, trần thả là dạng trần thạch cao được thiết kế có khung xương hiện ra bên ngoài sau khi đã hoàn thiện. Người ta có thể thấy một phần của xương trần hay tấm trần, chúng có tác dụng trong việc che đi các chi tiết kỹ thuật như ống nước, ống dây ruột gà đi đường dây điện.
Cấu tạo và chức năng
- Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế
- Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
- Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.
CÁCH LÀM TRẦN THẠCH CAO THẢ
Trần thả thể hiện được đặc tính của nó ngay từ tên gọi. Thi công trần thạch cao được thực hiện theo quy trình như sau;
Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà
Bạn cần có được chiều cao trần bằng tia laser hoặc ống nivo, sau đó bạn dùng bút đánh dấu, ghi chú những chỗ trần nổi để tính toán theo khung xương sao cho hợp lý.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Tùy thuộc vào từng loại vách tường, không gian lắp đặt, người ta sẽ sử dụng mũi khoan hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền vào tường hoặc vách( thông thường các tường, vách nhà giờ là bê tông nên chủ yếu dùng máy khoan). Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan tiêu chuẩn không quá 300mm. Bạn nên đo đạc để tính toán lỗ khoan cho đều trước khi khoan.
Bước 3: Phân chia trần
Phân chia trần của mỗi loại cũng sẽ khác nhau. Đối với trần thạch cao dạng thả này thì nên tuân theo kích thước đó là: 610x610mm ,600×600 mm , 610×1220 mm, 600×1200 mm. Đây là khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ.
Bước 4: Móc
1200-1220mm là khoảng cách tối đa giữa các điểm treo. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm – 610mm.
Bước 5: Móc và liên kết thanh chính
Sử dụng khung xương kết nối với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800-1200mm. Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.
Bước 6: Móc và liên kết thanh phụ
Bạn sử dụng 2 thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ với khoảng cách 600mm (hoặc 610 mm).
Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi đã hoàn tất các thanh chính và thanh phụ cho thích hợp thì việc làm tiếp theo là điều chỉnh cho khung xương ngay ngắn và mặt bằng khung trở nên phẳng. Cần dùng tới dây chéo, máy laser hay thước để kiểm tra lại độ bằng từng vùng có phù hợp với thiết kế hay không.
Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Kích thước của tấm thạch cao là 605x605mm cho hệ thống 610x610mm , 595x595mm cho hệ thống 600x600mm , 605 x 1210mm cho hệ thống 610×1220 mm hoặc 595 x 1190mm cho hệ thống 600×1200 mm .
Bước 9: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần bạn nên sử dụng cưa hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa. Hoặc dùng cưa răng nhuyễn, lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần, tiếp theo là dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Bước 10: Nghiệm thu và vệ sinh
Bước cuối cùng là kiểm tra xem còn sót lỗi gì không. Và tiếp đó vệ sinh bụi bẩn trên nhà.
CÁC LƯU Ý KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO THẢ
- Công việc thi công chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công hoàn thiện phần cửa và cửa sổ, những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp thời tiết.
- Trước khi thi công hệ thống trần các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
- Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy và tính thẩm mỹ của trần.
- Trong trường hợp có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được thi công sau khi hệ thống tường đã thi công xong.
- Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được các mức độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.
Công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nội thất sẽ mang tới cho bạn không gian trần thạch cao sang trọng, hiện đại và chất lượng nhất. Hi vọng với những kinh nghiệm chia sẻ cách làm trần thạch cao thả đơn giản sẽ giúp bạn có được những bước thi công trần dễ dàng và chất lượng hơn.
The post Hướng Dẫn Cách Làm Trần Thạch Cao Thả Đẹp – Chất Lượng appeared first on HT BÀN THẠCH ĐÀ NẴNG.
bài viết từ Thiết Kế Xây Dựng Đà Nẵng https://thietkexaydungdanang.com/huong-dan-cach-lam-tran-thach-cao-tha-dep-chat-luong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét